7:30 AM - 5:30 PM

TT200 - TẠI SAO PHẢI PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

  • TT200
  • Thứ hai - 17/05/2021 10:59
  • 5335 lượt xem
Số năm phân bổ công cụ dụng cụ, xuất kho công cụ dụng cụ phân bổ, thời gian phân bổ công cụ dụng cụ tối thiểuTT200 - Dịch vụ kế toán thuế Nha Trang, Khánh Hoà
TT200 THUẾ NHA TRANG - TAI SAO PHAI PHAN BO CONG CU DUNG CU
TT200 THUẾ NHA TRANG - TAI SAO PHAI PHAN BO CONG CU DUNG CU

CÁCH PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định
                Những tài sản có giá trị < 30.000.000 là Công cụ dụng cụ. 

TT200 hướng dẫn cách tính và phân bổ công cụ dụng chi tiết và cụ thể như sau :

1. Các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ:

a, Đối với CCDC có giá trị nhỏ và sử dụng cho 1 kỳ: 

DỊCH VỤ KẾ TOÁN NHA TRANG KHÁNH HÒA

Hạch

Ví dụ:
Mua văn phòng phẩm dùng
      Nợ TK 153.
           Có TK 111,112,331

Xuất sử dụng:
      Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642
            Có TK 153

Dùng văn phòng phẩm
      Nợ TK 153.
           Có TK 111,112,331

Xuất sử dụng:
      Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642
            Có TK 153

b, Đối với CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ: Phân bổ làm nhiều kỳ

- Lập bảng phân bổ CCDC theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN. Chi phí phân bổ sẽ được trích đều vào hàng tháng
- Căn cứ vào thời gian sử dụng CCDC đưa vào chi phí trả trước 242. Hàng tháng phân bổ chi phí tương ứng.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN NHA TRANG KHÁNH HÒA

- Ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC
Chú ý: Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ không quá 3 năm
(Theo Điểm d Khoản 2.2 Điều 6 
Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính)

 

2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ nhiều kỳ:

 

Mức phân bổ hàng năm

 = 

         Giá trị CCDC

     Thời gian phân bổ

 

Mức phân bổ hàng tháng

 = 

       Mức phân bổ hàng năm

                   12 tháng

 

Khi mua CCDC về sử dụng ngay thì phải xác định ngày đưa vào sử dụng, cụ thể như sau:

Mức phân bổ trong tháng phát sinh

 = 

       Giá trị CCDC

 X 

Số ngày sử dụng trong tháng

Thời gian phân bổ ( X ) Tổng   số ngày của tháng p/s

 
Như vậy :

Số ngày sử dụng trong tháng

 = 

Tổng số ngày của tháng phát sinh

 - 

Ngày bắt đầu sử dụng

 + 

1


Ví dụ:
Ngày 13/3/2021 Công ty TT200 mua 1 máy tính bàn (CCDC) trị giá 18.500.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 1.000.000 chưa VAT, thuế GTGT là 10%. Và máy tính bàn này mua về cho nhân viên sử dụng ngay.
 

Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ thể như sau:
 

Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC

- Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng (1 năm).

 

Bước 2: Xác định mức phân bổ trong tháng 3/2021

- Do mua về sử dụng ngay
           Mức phân bổ trong tháng 3/2021 :

[Giá trị CCDC / (Thời gian phân bổ (X) Tổng số ngày của tháng 3/2017)] x Số ngày sử dụng trong tháng 3.

Trong đó:
- Giá trị CCDC: 22.000.000
- Thời gian phân bổ: 12 tháng
- Tổng số ngày của tháng 3/2017: là 31 ngày.
- Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

= (31 - 6 + 1) = 26 ngày
         Mức phân bổ trong tháng 3 = [22.000.000 / (12 x 31) ] x 26 = 1.537.635 đ

 

Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:

            Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC / Thời gian phân bổ

Trong đó:
- Giá trị CCDC = 22.000.000 - 1.537.635 = 20.462.366 (Vì đã phân bổ ở tháng 3)

- Thời gian phân bổ = 1 năm
           Mức phân bổ hàng năm = 20.462.366 / 1 = 20.462.366 đ

 

Bước 4: Xác định mức phân bổ hàng tháng:

Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm /12 tháng (Nhưng vì mình đã phân bổ tháng 3 rồi, nên mình sẽ chia cho 11 tháng)

            Mức phân bổ hàng tháng = 20.462.366 / 11 = 1.860.215 đ 
 
Như vậy 

  • Trong tháng 3/2021 các bạn được phân bổ 1.537.635đ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

  • Hàng tháng được phân bổ 1.860.215đ và được phân bổ trong 1 năm.

 

DỊCH VỤ KẾ TOÁN NHA TRANG KHÁNH HÒA

3. Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ:


Hạch toán tiếp ví dụ nên trên:
 

- Khi mua về:

          Nợ TK 153: 22.000.000
          Nợ TK 1331: 2.200.000
                Có TK 112: 24.200.000

- Khi xuất CCDC ra sử dụng (bắt đầu phân bổ)

          Nợ TK 242: 22.000.000
                 Có TK 153: 22.000.000

 

- Hàng tháng phân bổ (Vì tháng 3 sử dụng ngay, nên hạch toán theo số liệu đã tính ở trên)

           Nợ TK 642 (Bộ phận quản lý, vì mua cho GĐ sử dụng)
                 Có TK 242: 1.537.635

 

- Từ tháng 4 trở đi hạch toán:

          Nợ TK 642 : 1.860.215
                 Có TK 242: 1.860.215

- Hạch toán khi nào hết số bên TK242 (18.500.000đ), theo như bên trên là 1 năm, tức là đến tháng 2


Với những kiến thức hữu ích về Công thức phân bổ công cụ dụng cụ như trên, TT200 hy vọng sẽ giúp cho các bạn trong cách xử lý các tình huống kế toán tại công ty.

TT200 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ kế toán thuế sẽ luôn luôn đồng hành cùng bạn. Hãy nhanh nhấc máy gọi cho chúng tôi nhé.

Dịch vụ kế toán Nha Trang Khánh Hòa TT200 chúc các bạn thành công !

(Xem thêm bài viết CÁCH XỬ LÝ KHI VIẾT SAI HÓA ĐƠN GTGT)

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   dịch vụ kế toán thuế Nha Trang Khánh Hòa, phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC) Nha Trang Khánh Hòa, tư vấn quản lý doanh nghiệp Nha Trang, cách tính phân bổ CCDC Nha Trang, dịch vụ kế toán thuế TT200