7:30 AM - 5:30 PM

TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TRONG DOANH NGHIỆP THEO THÔNG TƯ 48/2019-BTC

  • TT200
  • Thứ sáu - 07/04/2023 23:13
  • 3717 lượt xem
Theo khoản 2, điều 1, Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng thông tư như sau:Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
TRICH LAP DU PHONG THEO TT48BTC
TRICH LAP DU PHONG THEO TT48BTC

QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG
(Căn cứ Thông tư 48/2019-BTC)



Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về việc trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại thông tư để làm cơ sở xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


 


 

1. Đối tượng áp dụng thông tư 48/2019/TT-BTC


Theo khoản 2, điều 1, Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng thông tư như sau:
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong đó:

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam:
  • Thực hiện trích lập và xử lý các khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư này.
Đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
  • Thực hiện trích lập và sử dụng theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

Như vậy so với thông tư 228/2009/TT-BTC trước đây thì thông tư 48/2019 đã quy định rõ ràng và đầy đủ về phạm vi điều chỉnh mà thông tư 228 không có.
Đồng thời thông tư cũng nêu rõ việc trích lập dự phòng này nhằm mục đích làm cơ sở để xác định chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN.
Theo đó, việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán (quy định tại khoản 1 điều 1 thông tư 48/2019).

 

2. Quy định về trích lập dự phòng – Một số điểm mới của thông tư 48/2019/TT-BTC

 

2.1. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng


Căn cứ theo điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng như sau:

Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm nhằm:

+ Bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau
+ Đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho
+ Các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
 
  • Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
  • Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ nhằm hạn chế các rủi ro trong kinh doanh => Xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
  • Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy thông tư 48/2019/TT-BTC đã đưa những nguyên tắc phù hợp với thực tế về vấn đề chi phí thuế và đạo lý của việc trích lập dự phòng nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán.


 
TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY NHA TRANG


 

2.2. Một số điểm mới của thông tư 48/2019/TT-BTC


Căn cứ điểm a, khoản 1 điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC quy định trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có biên bản xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát)
  • Thông tư quy định không còn cho phép doanh nghiệp trích lập các khoản dự phòng tổn thất đối với các khoản đầu tư ra nước ngoài (quy định tại khoản 4 điều 3  thông tư 48/2019/TT-BTC)

Căn cứ khoản 1, điều 4 thông tư 48/2019/TT-BTC, đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ được phép trích lập dự phòng giảm giá cho cả những hàng hóa đang ở ngoài kho, như hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng gửi ở kho bảo thuế
  • Bổ sung quy định trích lập dự phòng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng. (Căn cứ theo điểm b, khoản 2 điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC)

Ngoài ra, liên quan đến thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng cũng có sự thay đổi, Thay vì theo quy định cũ là thời điểm cuối kỳ kế toán năm hoặc ngày cuối cùng của năm tài chính.(Khoản 2 Điều 3 Thông tư 228/2009/TT-BTC) thì theo quy định tại thông tư 48/2019/TT-BTC sẽ là thời điểm lập Báo cáo tài chính năm của Doanh nghiệp (khoản 2 Điều 3)

 

3. Quy định mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

 


Đối tượng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
 

  • Căn cứ khoản 1 điều 6 thông tư 48/2019/TT-BTC quy định:

Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn và đảm bảo điều kiện:

  • Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả (Hợp đồng kinh tế/khế ước vay/cam kết nợ bản gốc, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ, bảng kê công nợ và các chứng từ liên quan)

  • Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi

 

 

Quy định mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi


- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
   + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
   + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
   + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
   + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.


 

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP NHA TRANG




- Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:


   + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
   + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.
   + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.
   + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.

- Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán thuộc các đối tượng dưới đây (đã thu thập được các bằng chứng) thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.

   + Phá sản
   + Mở thủ tục phá sản
   + Đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh
   + Đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử
   + Đang thi hành án
   + Đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện)
   + Đã chết
   + Khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú
   + Khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án

Để đảm bảo dự phòng tổn thất do các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán, cuối năm kế toán phải lập danh sách các khoản công nợ phải thu theo từng nhóm hạn nợ tương ứng với mức tỷ lệ trích lập dự phòng, từ đó tính toán được số tiền trích lập dự phòng hàng năm.

Tuy nhiên để thống kê theo phương thức truyền thống sẽ khiến kế toán mất nhiều thời gian và công sức, chưa kể nhầm lẫn và sai sót trong quá trình lập báo cáo.


 
DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ NHA TRANG



 

XEM THÊM BÀI VIẾT KỲ 5 - HƯỚNG DẪN KÊ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
 
 

 

Kế toán doanh nghiệp TT200

Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   trích lập dự phòng theo TT48/2019-BTC, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính doanh nghiệp, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, trích lập dự phòng để xác định thuế TNDN, dịch vụ kế toán TP Hồ Chí Minh TT200