7:30 AM - 5:30 PM

CÁC GIẢI PHÁP THU HỒI NỢ THUẾ ĐANG ÁP DỤNG CHO NĂM 2024 LÀ GÌ ?

  • TT200
  • Thứ ba - 20/08/2024 21:55
  • 74 lượt xem
Trong bối cảnh khó khăn, việc các doanh nghiệp đang nợ thuế ngày càng gia tăng. Cơ quan thuế đã tiến hành rà soát, thống kê và đôn đốc để thu hồi các khoản nợ thuế để mang lại nguồn thu cho Nhà nước
CÁC GIẢI PHÁP THU HỒI NỢ THUẾ
CÁC GIẢI PHÁP THU HỒI NỢ THUẾ

 CÁC GIẢI PHÁP THU HỒI NỢ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG ÁP DỤNG CHO NĂM 2024


 

1. Các biện pháp thu hồi nợ thuế là gì ?

1.1 Các biện pháp đôn đốc trong thu hồi nợ thuế 

Các biện pháp đôn đốc trong thu hồi nợ thuế là những biện pháp được cơ quan thuế áp dụng trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế.

Căn cứ Quyết định 1129/QĐ-TCT 2022 của Tổng cục Thuế thì những biện pháp đôn đốc trong thu hồi nợ thuế thường được cơ quan thuế áp dụng bao gồm :

- Đối với trường hợp người nộp thuế có khoản nợ từ 01 - 30 ngày: Thực hiện đôn đốc bằng điện thoại, gửi tin nhắn hoặc gửi thư điện tử cho người nộp thuế (như là người chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế...) để thông báo về số tiền thuế nợ để đôn đốc người này nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Đối với trường hợp người nộp thuế có khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, công chức thuế sẽ quy trình thực hiện việc Ban hành Thông báo tiền thuế nợ thông qua phương thức điện tử, hoặc đường bưu chính hoặc gửi trực tiếp.
 

1.2 Các biện pháp cưỡng chế trong thu hồi nợ thuế

Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày hay có tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế theo khoản 1 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

- Biện pháp thứ nhất là trích tiền từ tài khoản của chủ thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; thực hiện phong tỏa tài khoản;

- Biện pháp thứ hai là khấu trừ một phần của tiền lương hoặc từ thu nhập của đối tượng nợ thuế;

- Biện pháp thứ ba là dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu của đối tượng nợ thuế;

- Biện pháp thứ tư là cho ngừng sử dụng hóa đơn;

- Biện pháp thứ năm là thực hiện kê biên tài sản hoặc bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định pháp luật;

- Biện pháp thứ sáu là thu tiền, tài sản khác của đối tượng nợ thuế mà do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

- Biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy phép hành nghề và phép thành lập & hoạt động.


 

DỊCH VỤ KẾ TOÁN TT200



 

2. Bị thu hồi nợ thuế, người nộp thuế có bị phạt không?

2.1 Nộp tiền chậm nộp  

Trong trường hợp bị thu hồi nợ thuế, ngoài khoản tiền thuế còn nợ người nộp thuế còn có thể phải chịu thêm tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019.

- Mức tính tiền chậm nộp hiện nay được xác định theo công thức như sau:

Tiền chậm nộp = 0,03% x số ngày chậm nộp x số tiền thuế chậm nộp

Trong đó, số ngày chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo của ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định cho đến ngày liền kề trước của ngày mà tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế,  tiền thuế ấn định, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế chậm chuyển được nộp vào ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định một số trường hợp tiền chậm nộp không được áp dụng như sau:

- Người nộp thuế cung ứng hàng hóa/dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm đối với cả nhà thầu phụ trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán tuy nhiên chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.

Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp theo trường hợp này là tổng số tiền thuế còn nợ của người nộp thuế nhưng không được tính vượt quá số tiền mà ngân sách nhà nước chưa thanh toán;

- Không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả giám định, phân tích; trong thời gian mà chưa có giá chính thức; trong thời gian mà chưa xác định được khoản thực thanh toán, những khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019.
 

2.2 Xử phạt vi phạm hành chính 

Khi bị thu hồi nợ thuế mà người nộp thuế có hành vi được quy định là hành vi phạm pháp luật về thuế thì phải chịu các chế tài theo quy định hiện hành.

Ví dụ: Trường hợp người bị thu hồi nợ thuế có hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì người này phải nộp vào ngân sách nhà nước đầy đủ các khoản nghĩa vụ thuế, tiền chậm nộp thuế, đồng thời có thể bị phạt tiền theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Tóm lại, khi bị thu hồi nợ thuế mà người nộp thuế thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 thì người này phải chịu thêm tiền chậm nộp. Trường hợp người này có hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì phải chịu các chế tài xử phạt tương ứng.


 

XEM THÊM BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN TRÊN ETAX MOBILE
 

 
 

Kế toán doanh nghiệp TT200

Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   giải pháp thu hồi nợ thuế, thu hồi nợ thuế doanh nghiệp, cơ quan thuế cưỡng chế thu hồi nợ thuế, xử phạt hành chính do nợ thuế, dịch vụ kế toán thuế TT200

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn https://tt200.vn là vi phạm bản quyền