7:30 AM - 5:30 PM

QUẢN LÝ THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

  • TT200
  • Thứ sáu - 08/07/2022 22:43
  • 1333 lượt xem
Để đơn giản hoá trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết nhằm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ đối với Người nộp thuế, Nghị định quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có quy định các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
QUAN LY THUE TRONG GIAO DICH LIEN KET
QUAN LY THUE TRONG GIAO DICH LIEN KET

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

CÂU HỎI

 

 

1. Xem xét ảnh hưởng của dịch Covid – 19 trong thanh tra, kiểm tra thuế với giao dịch liên kết

a) Liên quan đến các khía cạnh về các giao dịch liên kết trên toàn cầu trong bối cảnh Covid – 19


Liên quan đến nguyên tắc giá giao dịch liên kết và áp dụng hướng dẫn về giao dịch liên kết của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để ứng phó với các vấn đề phát sinh, hoặc có khả năng bị trầm trọng hóa trong bối cảnh lây nhiễm lan rộng trên toàn thế giới do các biến thể của corona, vào tháng 12 năm ngoái, OECD đã ban hành “Hướng dẫn về tác động của dịch Covid – 19 đối với các vấn đề thuế trong giao dịch liên kết” (sau đây gọi là hướng dẫn), thể hiện sự đồng thuận của 137 quốc gia trong Khung khổ toàn diện BEPS.

Hướng dẫn này được cho là hữu ích đối với cả người nộp thuế trong báo cáo kỳ kế toán bị ảnh hưởng bởi sự lây nhiễm toàn cầu của dịch bệnh, cũng như cơ quan thuế trong việc đánh giá áp dụng chính sách giá giao dịch liên kết của người nộp thuế.

Việt Nam là thành viên của Khung khổ toàn diện BEPS, vì vậy Hiệp hội mong muốn các cuộc thanh kiểm tra về giao dịch liên kết trong thực tế cũng được thảo luận trên cơ sở hướng dẫn này.



 
 

 

 

b) Về phân tích giá giao dịch liên kết khác với xử lý đến nay


Trong các cuộc thanh kiểm tra về giá chuyển nhượng, phương pháp phổ biến hiện nay là so sánh tỷ suất lợi nhuận của Công ty con với khoảng tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập. Nền tảng của phương pháp này dựa trên tiền đề là các đối tượng so sánh độc lập hoạt động trong điều kiện bình thường, không rơi vào những trường hợp đặc thù.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thông tin tài chính của các đối tượng so sánh độc lập sau năm 2020 thì các đối tượng so sánh độc lập này có thể cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, do đó mức độ ảnh hưởng là khác nhau giữa các Công ty nên rất khó để đảm bảo tính tương đồng mà các quy định về giá giao dịch liên kết đang yêu cầu.

Hiệp hội đề xuất xem xét việc chấp thuận tính phù hợp của giá giao dịch liên kết trong năm Covid – 19 trong trường hợp Công ty có thể chứng minh được sự phù hợp trong việc xác định giá giao dịch liên kết trước thời điểm dịch bệnh xảy ra và chính sách xác định giá không thay đổi trong năm có dịch.

Trường hợp đề xuất trên không khả thi, tức là việc xác minh dựa trên so sánh với đối tượng so sánh độc lập là bắt buộc thì trên thực tế các Công ty ghi nhận lỗ trung bình nhiều năm hoặc lỗ nhiều năm liên tục thường không được lựa chọn là đối tượng so sánh độc lập.

Tuy nhiên, với thực trạng dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng mang tính toàn cầu hiện này thì việc không lựa chọn các Công ty làm đối tượng so sánh chỉ đơn thuần vì các Công ty này ghi nhận lỗ có khả năng ảnh hưởng đến tính hợp lý của phân tích.



 
DỊCH VỤ KÊ KHAI THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA




Theo hướng dẫn về giao dịch liên kết của OECD sửa đổi vào năm 2017 (sau đây gọi là hướng dẫn OECD 2017) thì “việc thua lỗ trong khoảng thời gian dài khó xảy ra với doanh nghiệp có chức năng đơn giản hoặc chức năng rủi ro thấp”

Tuy nhiên cũng đề cập rằng một khi thỏa mãn các điều kiện về tính tương đương thì dù có ghi nhận lỗ, các Công ty này vẫn có thể được chọn làm đối tượng so sánh độc lập. Điều này thể hiện các đối tượng/giao dịch ghi nhận lỗ vẫn có thể được coi là đối tượng so sánh.

- Trường hợp phải loại bỏ các đối tượng so sánh độc lập ghi nhận lỗ trung bình nhiều năm, hoặc lỗ liên tục nhiều năm thì điều kiện tiền đề về mặt lý thuyết là các đối tượng so sánh độc lập này không chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid – 19 và có thể hoạt động bình thường.

Nếu lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập không chịu ảnh hưởng bởi Covid – 19 và có thể hoạt động trong điều kiện bình thường thì các điều chỉnh cần phải được thực hiện để phản ánh tác động của các yếu tố ngoài giá đến kết quả tài chính của bên được lựa chọn để kiểm tra nhằm tăng tính tương đương giữa các đối tượng so sánh độc lập và bên được lựa chọn để kiểm tra.

Do đó, liên quan đến ảnh hưởng của việc phải đóng cửa nhà máy và hoạt động dưới công suất do yêu cầu của Chính phủ, Hiệp hội đề nghị xem xét đầy đủ về tính hợp lý trong việc chấp nhận các yếu tố bên ngoài giá giao dịch trong phân tích.


 

2. Xem xét yếu tố ngoài giá trong thanh kiểm tra giao dịch liên kết.


- Như đã trình bày nêu trên, trường hợp phải loại bỏ các đối tượng so sánh độc lập ghi nhận lỗ trung bình nhiều năm hoặc lỗ liên tục nhiều năm thì Hiệp hội hiểu rằng tiền đề về mặt lý thuyết là các đối tượng so sánh độc lập này không chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid – 19 và có thể hoạt động bình thường.

Kể cả không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì cũng có rất nhiều nguyên nhân khách quan ngoài giá của doanh nghiệp như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn gây lỗ, không thể sản xuất làm cho doanh thu bán hàng không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh, lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng gây lỗ do hàng hóa chất lượng xấu dẫn đến trả hàng số lượng lớn… dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm mạnh.

Nhằm nâng cao tính tương đồng, các điều chỉnh giả định cần được thực hiện để phản ánh ảnh hưởng của các yếu tố ngoài giá giao dịch trong phân tích tỷ suất lợi nhuận.

Trong các cuộc thanh kiểm tra về giá chuyển nhượng, có rất nhiều trường hợp việc giải thích sử dụng các yếu tố ngoài giá giao dịch trong phân tích tỷ suất lợi nhuận không được chấp thuận do doanh nghiệp không chứng minh được các đối tượng so sánh độc lập không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài giá tương tự và do cơ quan thuế cho rằng việc lựa chọn trên 5 đối tượng so sánh độc lập đã là đủ để giảm thiểu các khác biệt giữa các đối tượng so sánh độc lập và bên được lựa chọn để kiểm tra nếu có.

Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn tới cơ quan thuế địa phương để thực hiện các cuộc thanh kiểm tra thuế trên cơ sở xem xét các yếu tố ngoài giá giao dịch trong phân tích tỷ suất lợi nhuận.


 

3. Về việc truy thu đối với các giao dịch với bên liên kết tại Việt Nam


Đối với các giao dịch trong tập đoàn mà áp dụng cùng thuế suất tại Việt Nam, không có lỗ lũy kế nhưng vẫn có trường hợp bị truy thu thuế liên quan đến giá giao dịch liên kết. Động cơ chuyển giá giữa các doanh nghiệp như này là không có, do đó nếu truy thu thuế đối với các giao dịch này là không hợp lý.

Hiệp hội đề nghị điều chỉnh lại quy định hiện hành miễn trừ các giao dịch này khỏi đối tượng áp dụng các quy định về giao dịch liên kết, hoặc có hướng dẫn để miễn trừ các giao dịch này khỏi đối tượng thanh kiểm tra thuế.

Việc thực hiện quy định thuế về giao dịch liên kết vốn rất phức tạp, đòi hỏi những phân tích kinh tế cẩn trọng để có thể đưa ra một giải pháp hợp lý cho từng doanh nghiệp trong khi điều kiện và hoàn cảnh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh khó dự đoán được như hiện nay lại càng cần phải đòi hỏi những phân tích thận trọng hơn mức bình thường.

Theo quy định hiện hành, số ngày cho phép trong thanh kiểm tra về giá giao dịch liên kết là có giới hạn trong khi đây là vấn đề phức tạp, có khả năng phát sinh đánh thuế hai lần mang tính quốc tế, lẽ ra nên được thực hiện dựa trên nhưng thảo luận và phân tích đặc biệt cẩn trọng hơn.



 
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHA TRANG

 

 

TRẢ LỜI

A. CĂN CỨ CÁC QUY ĐỊNH

 

- Tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định như sau:

+ Khoản 4 Điều 5 quy định nguyên tắc quản lý thuế:
“Điều 5. Nguyên tắc quản lý thuế

4. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.”

 
+ Khoản 1 Điều 9 quy định quản lý rủi ro trong quản lý thuế:
“Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế

1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản l‎ý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.”

 
+ Khoản 5 Điều 42 quy định nguyên tắc khai thuế, tính thuế:
“Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế

5. Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết được quy định như sau:

a) Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;

b) Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;

c) Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.”

 
+ Khoản 1 Điều 107 quy định nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế:
“Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế

1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.”




 
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG


 

- Tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:

+ Điều 6 quy định về nguyên tắc phân tích, so sánh
“Điều 6. Nguyên tắc phân tích, so sánh

1. Phân tích, so sánh giao dịch liên kết thực hiện theo nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định bản chất giao dịch liên kết:

a) Bản chất giao dịch được đối chiếu giữa hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận giao dịch của các bên liên kết với thực tiễn thực hiện của các bên.

Trường hợp người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc thỏa thuận không phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập hoặc thực tế thực hiện không phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập giữa các bên không có quan hệ liên kết, giao dịch liên kết phải được xác định theo đúng bản chất kinh doanh giữa các bên độc lập, cụ thể:

+ Bên liên kết nhận doanh thu, lợi nhuận từ giao dịch liên kết với người nộp thuế phải có quyền sở hữu và kiểm soát rủi ro kinh doanh đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực, quyền mang lại lợi ích kinh tế và các quyền tạo ra thu nhập từ cổ phần, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác và người nộp thuế phát sinh chi phí từ giao dịch với bên liên kết phải nhận được lợi ích, giá trị kinh tế trực tiếp hoặc góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập;

b) Bản chất giao dịch được xác định bằng phương pháp thu thập thông tin, chứng cứ, dữ liệu về giao dịch, rủi ro của các bên liên kết trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Phân tích, so sánh giao dịch liên kết với giao dịch độc lập:

a) Căn cứ đối chiếu các hợp đồng, văn bản, thỏa thuận và quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính trong các giao dịch liên kết của người nộp thuế là dữ liệu, thực tế thực hiện giao dịch giữa các bên liên kết để so sánh với các quyết định kinh doanh có thể được các bên độc lập chấp thuận trong điều kiện tương đồng.

Nguyên tắc đối chiếu áp dụng trong phân tích, so sánh coi trọng bản chất và thực tiễn kinh doanh, rủi ro gánh chịu của các bên liên kết hơn là các thỏa thuận bằng văn bản;

b) Phân tích, so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập với doanh nghiệp có giao dịch liên kết hoặc giao dịch độc lập với giao dịch liên kết, không có yếu tố khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên.

Trường hợp có yếu tố khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, phải phân tích, xác định và thực hiện điều chỉnh loại trừ yếu tố khác biệt trọng yếu đó thông qua so sánh các yếu tố quy định tại Điều 7, Điều 10 Nghị định này và phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này.”



 
DỊCH VỤ SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 

 

+ Điều 10 quy định các tiêu thức để phân tích, so sánh, điều chỉnh khác biệt trọng yếu
“Điều 10. Các tiêu thức để phân tích, so sánh, điều chỉnh khác biệt trọng yếu

1. Phân tích, so sánh áp dụng phương pháp đối chiếu, rà soát, điều chỉnh khác biệt trọng yếu đối với các yếu tố so sánh để lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập gồm đặc tính sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (sau đây viết tắt là đặc tính sản phẩm); chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh; điều kiện hợp đồng và điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch.

6. Phân tích, so sánh, loại trừ các yếu tố khác biệt trọng yếu là phân tích loại trừ khác biệt về mặt định tính và định lượng đối với thông tin hoặc số liệu tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến yếu tố làm căn cứ xác định giá giao dịch liên kết theo từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này.

Khác biệt định lượng là khác biệt xác định bằng số tuyệt đối về chu kỳ kinh doanh, số năm thành lập, hoạt động của doanh nghiệp hoặc số tương đối như khác biệt về chỉ tiêu tài chính theo đặc thù ngành nghề đầu tư hoặc chức năng hoạt động

-  Khác biệt về vốn lưu động; khác biệt định tính là các thông tin được xác định căn cứ vào từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này.

a) Các yếu tố khác biệt được xác định là trọng yếu bao gồm:

Khác biệt về đặc tính sản phẩm, điều kiện hợp đồng, chức năng, tài sản và rủi ro và ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế của người nộp thuế và các đối tượng so sánh độc lập;
-  Các khác biệt về chính sách, môi trường đầu tư, tác động của chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tại các địa bàn tại địa phương, trong nước và nước ngoài;

b) Các khác biệt định lượng và định tính phải được rà soát, điều chỉnh tương ứng với các yếu tố so sánh có ảnh hưởng trọng yếu đến phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này.

7. Kết quả phân tích, so sánh là căn cứ lựa chọn đối tượng so sánh độc lập phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này.

Trường hợp người nộp thuế không thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận theo các đối tượng so sánh độc lập với lý do các khác biệt định tính và định lượng gây ảnh hưởng trọng yếu thì người nộp thuế phải tìm kiếm, lựa chọn lại các đối tượng so sánh độc lập để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn đảm bảo mức độ tin cậy, tương đồng nhất và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này.”

 
+ Khoản 1 Điều 19 quy định các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
“Điều 19. Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

1. Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.


 

B. TRẢ LỜI TỪ CƠ QUAN THUẾ


1/ Cơ quan thuế thực hiện áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

2/ Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì việc phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập được thực hiện theo nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định bản chất giao dịch liên kết.

a/ Việc xác định bản chất giao dịch được thực hiện bằng phương pháp thu thập thông tin, chứng cứ, dữ liệu về giao dịch, rủi ro của các bên liên kết trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

b/ Việc phân tích, so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập với doanh nghiệp có giao dịch liên kết hoặc giao dịch độc lập với giao dịch liên kết, không có yếu tố khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên.

+ Trường hợp có yếu tố khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, phải phân tích, xác định và thực hiện điều chỉnh loại trừ yếu tố khác biệt trọng yếu đó.

+ Trường hợp giao dịch liên kết mang tính đặc thù hoặc duy nhất không tìm kiếm được đối tượng so sánh độc lập để so sánh thì thực hiện mở rộng phạm vi phân tích, so sánh về ngành, thị trường địa lý, thời gian so sánh để tìm kiếm đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

c/ Để đơn giản hoá trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết nhằm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ đối với Người nộp thuế, Nghị định quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có quy định các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

d/ Về việc quản lý và xác định giá giao dịch liên kết thực hiện theo các quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Các quy định này đã áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế và phù hợp với những hướng dẫn căn bản của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)


 
XEM THÊM BÀI VIẾT HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI
 
 
Kế toán doanh nghiệp TT200

Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   quản lý thuế trong giao dịch liên kết, thanh kiểm tra giao dịch liên kết, quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, quản lý và xác định giá giao dịch liên kết, dịch vụ kế toán thuế TT200