LẬP DỰ TOÁN KINH DOANH SẢN XUẤT ÁO THUN CẦN BAO NHIÊU VỐN
DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH ÁO THUN
Áo thun là một mặt hàng được hầu hết tất cả mọi người dân ưu chuộng. Vậy để quyết định kinh doanh mảng sản xuất áo thun thì bạn cần làm những gì ?
Sau đây là chia sẻ bài toán kinh doanh dưới góc nhìn của dân kế toán.
Hy vọng sẽ mang lại nhiều điều hữu ích để bạn có thể đưa ra quyết định kinh doanh cho ngành may mặc này.
- Đối tượng phục vụ : xác định phân khúc tuổi để sản xuất sản phẩm phù hợp.
- Địa điểm kinh doanh : thuận lợi cho việc kinh doanh
Sau khi tìm được vị trí lý tưởng, việc tiếp theo chúng ta sẽ tìm mua nguyên liệu với các nước như sau :
A./ DỰ TOÁN CÁC CHI PHÍ BAN ĐẦU
1./ Chi Phí vải sản xuất đồng phục
Đối với vải thun, vải cá sấu (vải từ công ty SX ra hoặc bán ra)
Giá giao động từ 15.000 – 35.000/áo.
2./ Chi Phí May Áo Đồng Phục
Gia công áo cổ trụ giá sẽ cao hơn áo cổ tròn :
+ Áo cổ trụ 18.000đ – 22.000đ ;
+ Áo cổ tròn: 10.000 – 12.000đ.
Và chi phí có thể cao hơn chút, tùy thiết kế áo có phối hay may đặc biệt.
3./ Tiền Mua Bo Cổ Dệt
Bo dệt áp dụng cho áo có cổ như cổ trụ, cổ tàu, cổ sơmi.
Giá bo dệt từ 6.000. – 9.000đ
4./ Chi Phí in và thêu gia công
- Tiền in: họ sẽ tính theo số màu, độ rộng hình in. Số lượng càng nhiều thì chi phí in càng rẻ. Chi phí số lượng 20-50 áo rơi vào 30.000 – 40.000đ. Cho phía trước và sau áo. Giới hạn 4-5 bảng in.
- Tiền Thêu: họ sẽ tính theo số mũi kim. Vì thêu bằng máy công nghiệp 10-20 đầu thêu. Vì chi phí cao và phức tạp nên thường thêu logo hoặc slogan nhỏ. Chi phí từ 10.000 – 20.000 đ cho số lượng 20-50 áo. Số lượng càng nhiều thì giá càng rẻ hơn.
5./ Chi phí quản lý
Là chi phí chìm, công ty bạn sản xuất nhiều hay ít đều phải trả chi phí này.
Chiếm khoảng 10 -20% giá thành sản phẩm.
Số lượng càng nhiều thì chi phí sẽ giảm hơn trên giá thành sản phẩm.
6./ Chi phí vận chuyển
Là chi phí để di chuyển sản phẩm từ công ty dệt vải về công ty, vận chuyển giữa các xưởng, vận chuyển tới tay khách hàng.
7./ Chi phí thiết kế
Để có thể lên được đơn hàng cần bảng thiết kế trên máy tính bao gồm hình áo tổng quát, hình in chi tiết.
Được làm trên ứng dụng thiết kế AI, photoshop, Corel Draw.
Nếu IN sẽ được tách màu, hoặc nếu Thêu sẽ được vẽ mũi kim để máy thêu thực thi. Chi phí tầm 300.000 – 500.000đ mỗi mẫu.
8./ Chi phí nhân viên tư vấn
Chi phí để tư vấn viên có thể tiếp xúc với khách hàng, cuộc gặp giữa khách hàng và nhân viên để làm việc và thỏa thuận đơn đặt hàng.
9./ Chi phí quản lý
Đơn hàng đã được lên đơn để sản xuất, cần nhân viên quản lý và theo dõi đơn hàng sản xuất sát sao, để kịp thời can thiệp sửa chữa, giao hàng đúng tiến độ, đúng mẫu thiết kế. Đảm bảo chất lượng đúng cho khách.
=> Sau khi thống kê:
Chi phí để sản xuất 1 chiếc áo thun là bao nhiêu? Cho số lượng từ 20-50 áo?
Giá áo cổ bẻ chưa bao gồm chi phí quản lý là 70.000đ – 110.000đ.
Áo cổ tròn sẽ là 55.000đ – 80.000đ.
Giá chi phí quản lý khoảng 20% thì giá để SX áo cổ bẻ là: 85.000đ – 130.000đ, giá áo cổ tròn là: 70.000đ – 100.000đ.
Trên đây là các chi phí để sản xuất áo thun, TT200 rất mong sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích.
B./ CÁCH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN SẢN XUẤT MAY MẶC
Áp dụng theo Thông tư 200 hạch toán kế toán sản xuất may mặc
1. Hạch toán nhập kho nguyên vật liệu và đem đi gia công
a. Khi nhập kho:
Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có các TK 111,112
b. Xuất kho NVL đem đi sản xuất
Nợ TK 154, 621, 623, 627,…
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
c. Khi nhận lại hàng đã đem đi gia công chế biến hoàn thành nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 156
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
2. Hạch toán xuất kho bán hàng
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 152, 155, 156…
3. Ghi nhận doanh thu bán hàng
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
C./ CÁCH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN GIA CÔNG MAY MẶC
Áp dụng theo Thông tư 200 hạch toán kế toán sản xuất may mặc
1. Hạch toán đối với đơn vị thương mại thuê bên đơn vị sản xuất (gia công)
a. Khi xuất hàng để đi gia công:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152, 156 – Nguyên vật liệu, hàng hóa.
b. Chi phí gia công về hàng hóa phát sinh và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (mục này sẽ được hạch toán nếu có).
Có TK 111, 1112, 331… – Tài khoản này sẽ được hạch toán chi tiết theo các tài khoản đối với việc thanh toán.
c. Lúc nhận lại các hàng hóa gửi để gia công hoàn thành và nhập kho:
Nợ TK 152, 156 – Nguyên vật liệu, hàng hóa (nên mở chi tiết theo các loại hàng hóa).
Có TK154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
d. Hạch toán công ty may mặc đối với đơn vị sản xuất (nhận gia công):
+ Đơn vị nhận gia công phải chủ động mở sổ TK để theo dõi, ghi chép tất cả các thông tin về toàn bộ trị giá của vật tư, hàng hóa nhận để gia công.
+ Lúc đã xác định được tổng doanh thu từ số tiền gia công trên thực tế mà đơn vị được hưởng thì sẽ hạch toán theo nguyên tắc:
Nợ TK 111, 112, 331…
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp các dịch vụ
Có TK 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Xem thêm bài toán kinh doanh trà sữa cần bao nhiêu vốn ?
Kế toán doanh nghiệp TT200
Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200
Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: dịch vụ kế toán thuế Nha Trang Khánh Hòa, lập dự toán kinh doanh áo thun, hạch toán kế toán may mặc, kế toán sản xuất may mặc, dịch vụ kế toán Bình Dương TPHCM