7:30 AM - 5:30 PM

KHI NÀO DOANH NGHIỆP BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÓA ĐƠN

  • TT200
  • Thứ năm - 11/11/2021 21:13
  • 1154 lượt xem
"Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế"
PHẠT VI PHẠM VỀ HÓA ĐƠN
PHẠT VI PHẠM VỀ HÓA ĐƠN

TRƯỜNG HỢP NÀO DOANH NGHIỆP BỊ PHẠT SAI PHẠM VỀ HÓA ĐƠN KHI THANH TRA THUẾ



CÂU HỎI

Tháng 8/2020 Đoàn kiểm tra thuế thực hiện theo Quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Thời kỳ kiểm tra năm 2018; 2019.
Trong quá trình kiểm tra công ty phát sinh sai phạm dẫn đến truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT)thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Kết thúc công việc Cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế và Quyết định xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn.

Vấn đề thắc mắc 
Theo quy định: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 quy định

"Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế"


Như vậy:
Theo quy định trên thì trong qua trình thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Cơ quan Thuế đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế rồi thì không thực hiện Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn nữa.
Do vậy việc Cơ quan Thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn trong trường hợp này có đúng không.


 
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA




 TRẢ LỜI

Căn cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

+ Tại Điều 10 quy định  xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:

“ 1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.

c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định 

Khoản 1 Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế.


3. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu

Số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người nộp thuế theo quy định.


4. Các trường hợp vi phạm quy định 

Khoản 1 Điều này ngoài việc bị xử phạt quy định tại Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.


5. Trường hợp, người nộp thuế có hành vi khai sai

Theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này.”


 

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHA TRANG KHÁNH HÒA



+ Tại Điều 11 quy định xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

“ Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

c) Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

d) Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.

đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.

e) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

g) Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

h) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

i) Hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.

k) Sử dụng hóa đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận…”



 

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA



- Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:


+ Tại khoản 2 Điều 37 quy định về hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn:

“ 2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định..”


+ Tại khoản 5 Điều 38 quy định về hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

“ 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.”


-    Căn cứ Điều 45 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về điều khoản chuyển tiếp:

“ Điều 45. Điều khoản chuyển tiếp

1. Áp dụng quy định tại Chương XV Luật số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019

- Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn xảy ra từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực.


Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.

2. Các quy định về xử phạt tại Chương I, II, III Nghị định này

Quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.

3. Đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã bị xử phạt

Tước ngày Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.”



 

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHA TRANG KHÁNH HÒA



Căn cứ các quy định trên :

Trường hợp hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn trên hồ sơ khai thuế năm 2018, 2019 của doanh nghiệp đã xảy ra trước ngày Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này được thực hiện theo quy định của Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn (các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm) cụ thể:


- Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ các hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại khoản 5 điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.

- Hành vi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.

 

Xem thêm bài viết CÔNG TY NHẬN GIA CÔNG GÀ CÓ ĐƯỢC ƯU ĐÃI THUẾ TNDN HAY KHÔNG ?

 

Kế toán doanh nghiệp TT200
Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   kê khai thuế giá trị gia tăng, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn, mức xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn, tư vấn quyết toán thuế Nha Trang

Dịch vụ Kế Toán Thuế