7:30 AM - 5:30 PM

HỢP ĐỒNG HỌC VIỆC, ĐÀO TẠO NGHỀ CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

  • TT200
  • Thứ hai - 31/07/2023 05:07
  • 2386 lượt xem
Khi ký hợp đồng học việc, đào tạo nghề doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội. Đối tượng áp dụng là Người lao động là công dân Việt Nam.
Khấu trừ thuế TNCN hàng tháng đối với trường hợp ký hợp đồng với tư vấn viên
Khấu trừ thuế TNCN hàng tháng đối với trường hợp ký hợp đồng với tư vấn viên

Doanh nghiệp có bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo nghề khi tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình không?

 

1. Căn cứ theo khoản 3 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.


 



 

3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.”


    Theo quy định trên, doanh nghiệp khi tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí nhưng phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.


 

image



 

2. Hợp đồng học việc, đào tạo nghề phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
 

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

e) Trách nhiệm của người lao động.
 

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”
 

    Theo đó, hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.


 

image 20230215103535 1



 

3. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Nghề đào tạo;

- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

- Trách nhiệm của người lao động.

 

4. Khi ký hợp đồng học việc, đào tạo nghề doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho nhân viên không?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

...”

    Như vậy, người học nghề, học việc theo hợp đồng học việc không phải là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 

    Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 62 Bộ Luật Lao động 2019 nêu trên quy định về nội dung của hợp đồng đào tạo nghề thì cũng không có nội dung về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 

    Vì vậy, khi doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, học việc theo hợp đồng học nghề, đào tạo nghề hay hợp đồng học việc thì không phải đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

 

XEM THÊM BÀI VIẾT " 333 SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CƠ QUAN THUẾ


 

Kế toán doanh nghiệp TT200

Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   hợp đồng học việc có phải đóng BHXH, khi nào đóng BHXH cho học viên học nghề, hợp đồng học việc có những nội dung nào, đối tượng áp dụng của hợp đồng đào tạo nghề, dịch vụ kế toán thuế Nha Trang Khánh Hoà

5 / 5 (1 phiếu bầu)
Dịch vụ Kế Toán Thuế