HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Kinh doanh giáo dục là loại hình cung cấp các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực giáo dục. Giáo dục – đào tạo là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực được khuyến khích xã hội hóa.
KẾ TOÁN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Kinh doanh giáo dục là loại hình cung cấp các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực giáo dục. Giáo dục – đào tạo là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực được khuyến khích xã hội hóa.
A. Tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh giáo dục và đào tạo
1. Các loại hình kinh doanh giáo dục và đào tạo gồm :
(Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)Giáo dục nhà trẻ;
Giáo dục mẫu giáo;
Giáo dục Tiểu học;
Giáo dục Trung học cơ sở;
Đào tạo Cao đẳng;
Đào tạo Đại học;
Đào tạo Thạc sĩ;
Giáo dục Thể thao & Giải trí;
Giáo dục Văn hóa nghệ thuật;
Giáo dục khác chưa được phân vào đâu;
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục…
2. Các hình thức kinh doanh giáo dục và đào tạo
Có nhiều hình thức kinh doanh giáo dục hiện được áp dụng. Trong đó, một số hình thức tiêu biểu và phổ biến nhất chính là:
Nhượng quyền giáo dục
Trung tâm giáo dục
Giáo dục mầm non
Dạy học trực tuyến
Khóa học ngắn hạn và workshop
B. Chính sách Thuế giá trị gia tăng đối với loại hình kinh doanh giáo dục và đào tạo
Chính sách ưu đãi thuế GTGT đối với ngành giáo dục tại được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
1. Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
2. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
3. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”
Như vậy, công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học kê khai thuế giá gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Như vậy, đối với doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục đào tạo áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
Lưu ý, công ty chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
C. Hoá đơn dịch vụ giáo dục và đào tạo
Hóa đơn dịch vụ giáo dục phải thực hiện theo quy định hiện hành về hóa đơn chứng từ.
Thu học phí là khoản thu của doanh nghiệp (kể cả tổ chức, cá nhân không phải doanh nghiệp nhưng kinh doanh hoạt động đào tạo) phát sinh từ hoạt động kinh doanh về đào tạo mà có.
Vì vậy, đơn vị thu học phí phải xuất hoá đơn cho tiền học phí thu được.
Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Theo Khoản 2 Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, cách viết hóa đơn thu tiền học phí như sau:
“Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.”
Như vậy, khi thu tiền học phí lĩnh vực dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, công ty lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ
D. Kế toán công ty giáo dục và đào tạo
1. Một số sai sót trong việc thực hiện công tác kế toán tại công ty giáo dục và đào tạo
Trong quá trình thực hiện công tác kế toán, Kế toán công ty giáo dục cần chú ý để tránh không mắc phải những sai sót sau:
- Xuất hóa đơn khi nhận học phí với nội dung phần thuế suất gạch chéo, không ghi đầy đủ theo dịch vụ công ty cung cấp;
- Tự xác định các điều kiện ưu đãi, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để kê khai, quyết toán thuế với cơ quan thuế;
- Không phải chịu thuế GTGT, nhưng vẫn tiến hành kê khai thuế GTGT;
- Không kê khai thuế TNCN theo quy định.
Lưu ý: Công ty thu rất nhiều tiền học phí của cá nhân vào tài khoản công ty nhưng nếu không xuất hóa đơn đầu ra sẽ bị phạt nặng và truy thu thuế.
2. Hạch toán kế toán tại công ty giáo dục và đào tạo
Công ty giáo dục về cơ bản cũng là một loại hình doanh nghiệp, nên việc hạch toán kế toán sẽ tuân theo chế độ kế toán doanh nghiệp.
Sau đây, Công ty kế toán TT200 hướng dẫn bạn hạch toán tài khoản theo Thông tư 200
2.1 Hạch toán chi phí
a. Chi phí nhân công gồm tiền lương và bảo hiểm
Nợ 622, 627, 641, 642/Có TK 334, 338
Khi trả lương
Nợ TK334/ Có TK 111,112
Khi nộp bảo hiểm
Nợ TK 338/ Có TK 112
b. Chi phí thuê trụ sở, văn phòng làm việc
Nếu thuê trụ sở sử dụng cho nhiều kỳ
Khi thanh toán tiền thuê
Nợ TK 242/ Có TK 111, 112
Khi phân bổ chi phí
Nợ TK 627, 641, 642 / Có 242
Nếu thuê trả tiền hàng tháng
Nợ TK 641, 642 / Có TK 111,112
c. Chi phí chung :Chi phí đào tạo bồi dưỡng người lao động,chi phí trang phục, đồng phục.
Nợ TK 627, 641, 642 / Có 111,112,331….d. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền như điện, nước, điện thoại, vệ sinh…của các bộ phận sử dụng
Nợ TK 627, 641, 642Nợ TK 133
Có TK 111,112, 331
e. Các loại chi phí khác theo thỏa thuận và tự nguyện, cụ thể
Trả tiền thuê người nấu, phục vụ bán trú; tiền thuê lao công vệ sinh:
Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 111, 112
Chi mua thực phẩm… cho bữa ăn bán trú; mua nước; mua giấy vệ sinh, mua vật tư phục vụ vệ sinh:
Nợ TK 152,153 / Có TK 111, 112
Khi xuất sử dụng:
Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 152
f. Chi mua công cụ dụng cụ đồ dùng bán trú:
Nợ TK 153, 627 / Có TK 111, 112g. Chi mua tài liệu học tập, thẻ học sinh, sổ liên lạc:
Nợ TK 627, 642 / Có TK 111, 112h. Chi cho luyện kỹ năng làm bài thi (con người và tài liệu, văn phòng phẩm):
Nợ TK 627, 642 / Có TK 111Khi chi tiền các hoạt động trải nghiệm:
Nợ TK 627, 642 / Có TK 111,112
i. Phân bổ công cụ dụng cụ: Đối với máy móc, thiết bị có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng
Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 242j. Khấu hao tài sản cố định: Đối với máy móc có giá trị lớn hơn 30 triệu đồng
Khi chi mua TSCĐ:Nợ TK 211 / Có TK 111,112,141,331…
Khi trích khấu hao:
Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 214
2.2 Hạch toán doanh thu
Doanh thu của công ty giáo dục thường gồm có các khoản sau đây:
Thu học phí;
Tiền ăn bán trú và dịch vụ nấu ăn phục vụ bán trú; tiền nước uống;
Tiền điện; tiền vệ sinh và thuê lao công;
Tiền mua đồ dùng công cụ dụng cụ phục vụ bán trú;
Thu tiền tài liệu học tập, thẻ học sinh, sổ liên lạc…;
Thu tiền luyện kỹ năng làm bài thi;
Thu tiền các hoạt động trải nghiệm;
Thu tiền tổ chức học tiếng Anh (có giáo viên người nước ngoài);
Thu tiền trông xe, dạy thêm học thêm…
Bút toán hạch toán khi thu tiền như sau:
Nợ TK 111, 112, 131 / Có TK 511 (chi tiết từng khoản thu).
2.3 Kết chuyển cuối kỳ, cuối năm
Kết chuyển chi phí của khối đào tạo:
Nợ TK 632 / Có TK 621, 622, 627
Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 911 / Có TK 632
Kết chuyển chi phí khối quản lý bán hàng:
Nợ TK 911 / Có TK 641, 642
Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511 / Có TK 911
Kết chuyển xác định kết quả các hoạt động:
Lãi : Nợ TK 911 / Có TK 421
Lỗ : Nợ TK 421 / Có TK 911
Hạch toán chi phí thuế TNDN
Nợ TK 821 / Có TK 3334
Kết chuyển thuế TNDN
Nợ TK 911 / Có TK 821
Khi nộp thuế TNDN
Nợ TK 3334 / Có TK 111, 112
Công ty kế toán TT200 tư vấn giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực giáo dục và đào tạo, quản lý tốt công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp bạn.
Xem thêm bài viết KẾ TOÁN NGÀNH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Kế toán doanh nghiệp TT200
Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200
Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: kế toán ngành giáo dục và đào tạo, kinh doanh giáo dục và đào tạo, hạch toán doanh thu công ty giáo dục và đào tạo, chi phí kinh doanh giáo dục và đào tạo, hóa đơn GTGT công ty giáo dục và đào tạo, dịch vụ kế toán thuế TT20