7:30 AM - 5:30 PM

GIẢI ĐÁP VỀ QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN THEO THÔNG TƯ 80/2021

  • TT200
  • Thứ năm - 14/04/2022 06:47
  • 2830 lượt xem
Giải đáp các vướng mắc liên quan khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và đối tượng quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
QUYET TOAN THUE TNCN
QUYET TOAN THUE TNCN

Giải đáp một số vướng mắc của người nộp thuế liên quan đến
Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân năm 2021


Ngày 22/3/2022, Tổng cục Thuế tổ chức chương trình hỗ trợ trực tuyến hướng dẫn quyết toán thuế TNCN trên Cổng TTĐT Tổng cục Thuế. Sau đây là nội dung giải đáp một số vướng mắc thường gặp:
 

I. Giải đáp các vướng mắc liên quan khấu trừ thuế TNCN và đối tượng quyết toán thuế TNCN

 

Câu hỏi 1:

Công ty tôi có trụ sở chính tại Hưng Yên và văn phòng đại diện tại Hà Nội (sau đây gọi là “VPĐD”). VPĐD chỉ phục vụ là địa điểm cho nhân viên ngồi làm việc, không có chức năng kinh doanh, không bổ nhiệm bất kỳ chức danh gì liên quan đến VPĐD. Các khoản trích theo lương của nhân viên làm việc tại VPĐD vẫn nộp về BHXH Hưng Yên.
Theo điều 19, thông tư 80/2021/TT-BTC, thuế TNCN của nhân viên làm việc tại VPĐD ở Hà Nội sẽ nộp về cơ quan thuế Hà Nội hay cơ quan thuế Hưng Yên?


 

Trả lời câu hỏi 1:

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi NNT đóng trụ sở chính và doanh nghiệp chi trả tập trung cho người lao động làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh này thì doanh nghiệp phải:

- Khấu trừ thuế và kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tập trung tại trụ sở chính
- Phải lập bảng phân bổ thuế cho các địa phương nơi người lao động làm việc
- Nộp hồ sơ khai thuế, bảng phân bổ cho CQT quản lý trực tiếp trụ sở chính.

Như vậy, DN chi trả thuế TNCN cho người lao động làm việc tại VPĐD tại Hà Nội thì DN nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế Hưng Yên là cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp và phân bổ thuế, nộp tiền vào NSNN cho TP Hà Nội nơi có người lao động làm việc tại VPĐD tại Hà Nội.


 


 

Câu hỏi 2:

Doanh nghiệp tôi có ký hợp đồng với tư vấn viên, mức chi trả theo hợp đồng là 70 triệu/tháng, thanh toán vào cuối tháng.
Vậy khoản phí tư vấn này có phải khấu trừ thuế TNCN hàng tháng không?
Mức khấu trừ là bao nhiêu %?
Khi hết năm thì doanh nghiệp xuất chứng từ gì cho Tư vấn viên kia tự quyết toán thuế TNCN?
Nếu phải khấu trừ thuế TNCN hàng tháng thì thuế này kê khai vào loại tờ khai nào?

 

 Trả lời câu hỏi 2:

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công bao gồm:
“c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.”

 
Theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”

 
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“2. Chứng từ khấu trừ
a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.
b) Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Căn cứ quy định nêu trên thì doanh nghiệp của bạn phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. Tổ chức trả thu nhập đã khấu trừ thuế TNCN phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế TNCN hàng tháng thì tổ chức kê khai Tờ khai thuế TNCN (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công) mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II, Thông tư 80/2021/TT-BTC.

 
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA
 

Câu hỏi 3:

Công ty tôi trả toàn bộ thuế TNCN cho người lao động, thì cuối năm quyết toán thuế TNCN tổng thu nhập chịu được tính như sau:
Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập tính thuế sau quy đổi + các khoản giảm trừ + bảo hiểm XH.
Cách tính như trên có đúng không?

 

Trả lời câu hỏi 3:

Trường hợp Công ty trả thay toàn bộ tiền thuế TNCN cho người lao động (trả lương không bao gồm thuế), khi quyết toán thuế TNCN, Công ty phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế của người lao động đó theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

 

Câu hỏi 4:

Cá nhân ký hợp đồng lao đông trên 3 tháng nhưng mới làm việc được 2 tháng xin nghỉ việc vậy tính thuế như thế nào?
Kê khai tại 05-1/BK-QTT-TNCN hay 05-2/BK-QTT-TNCN?

 

Trả lời câu hỏi 4:

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tổ chức trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Do đó, công ty kê khai cá nhân thuộc trường hợp này tại bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN.


 

Câu hỏi 5:

Đối với trường hợp cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN, nếu cá nhân đó tự xác định được năm 2021 cá nhân nộp thừa thuế hoặc không phát sinh thêm thuế phải nộp nên cá nhân đó không muốn thực hiện quyết toán thuế TNCN thì có được không?
 

Trả lời câu hỏi 5:

Theo quy định tại tiết d.3 điểm d, khoản 6, Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định thì cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên mà không đáp ứng điều kiện được ủy quyền quyết toán theo quy định thì phải trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Trường hợp, cá nhân không phát sinh số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống hoặc có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo thì không phải quyết toán thuế TNCN.

 

Câu hỏi 6

Nếu người lao động làm trọn vẹn tại đơn vị hết năm 2021, từ 1/1/2022 người lao động chuyển sang làm việc tại đơn vị khác (hai đơn vị cùng hệ thống) thì người lao động sẽ thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2021 tại đơn vị cũ hay đơn vị mới?

 

Trả lời câu hỏi 6:

Theo quy định tại tiết d.2 điểm d Khoản 6 Điều 8 nghị định 126/2020/NĐ-CP: “d.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cụ thể như sau:

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới theo quy định tại điểm d.1 khoản này thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.”

Theo đó, cá nhân được điều chuyển trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.


 

Câu hỏi 7:

Doanh nghiệp chúng tôi không có đối tượng nào có thu nhập đến mức phải nộp thuế TNCN, xin hỏi doanh nghiệp có cần phải làm quyết toán thuế TNCN không và làm như thế nào?
 

Trả lời câu hỏi 7:

Theo quy định tại điềm d, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP:

“Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền.

Trường hợp cá nhân uỷ quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đổng trở xuống.”

Theo đó, DN vẫn phải thực hiện kê khai đầy đủ, tổng thu nhập chịu thuế và các chỉ tiêu liên quan trên bảng kê 05/QTT-TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.


 

Câu hỏi 8:


1.Công ty tôi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động thì tiền bồi thường có phải là thu nhập chịu thuế không?
Công ty viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN cộng cả số tiền này vào TNCT và khấu trừ thuế TNCN của NLĐ
Vậy nếu ko phải là TNCT thì khi quyết toán thuế TNCN NLĐ có thể được hoàn lại số thuế TNCN đã bị công ty khấu trừ không ạ?

2.Tiền trợ cấp điện thoại được ghi trong HĐLĐ có được loại khỏi TNCT không ạ?

3.Công ty dựa vào điều 4 Luật Lao động năm 2019 là khuyến khích DN giải quyết theo hướng có lợi cho NLĐ, nên công ty vẫn tính số ngày chưa nghỉ phép và chi trả phép năm 2021 cho NLĐ.
Vậy số tiền này có tính vào TNCT không?

 
DỊCH VỤ CHỮ KÝ SỐ NHA TRANG KHÁNH HÒA


 

Trả lời câu hỏi 8:

  1. Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và khoản 3 Điều 12 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điểm n khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế thì khoản bồi thường thiệt hại do Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật ngoài quy định của Bộ Luật Lao động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Trường hợp khoản này theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động thì được miễn thuế TNCN. Trường hợp xác định sai TNCT, cá nhân có thể xác định lại khi quyết toán (có xác nhận cụ thể của Công ty) để quyết toán, hoàn thuế TNCN nếu có.

2. Phần khoán chi điện thoại cao hơn mức quy định của Nhà nước thì tính vào TNCT.

3. Theo quy định của Bộ Luật Lao động thì nếu người lao động chưa nghỉ phép hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép hàng năm được chi trả phép chưa nghỉ thì theo Luật thuế TNCN khoản tiền này phải tính vào TNCT.


 

Câu hỏi 9:

Công ty tôi có thuê kho xưởng của 1 nhân viên trong công ty, nhân viên đó ủy quyền cho chúng tôi quyết toán thuế TNCN
Vậy khi quyết toán thuế TNCN cho cá nhân đó, công ty có phải cộng thêm khoản tiền cá nhân nhận được từ việc cho công ty thuê xưởng hay không?

 

Trả lời câu hỏi 9:

Theo quy định hiện hành về luật thuế TNCN, thu nhập từ cho thuê kho xưởng là thu nhập của cá nhân từ hoạt động kinh doanh, do đó, cá nhân không phải thực hiện quyết toán thuế đối với khoản thu nhập này.

Như vậy trong trường hợp này, công ty chỉ thực hiện quyết toán thuế TNCN về tiền lương, tiền công cho cá nhân ủy quyền quyết toán thuế.


 

Câu hỏi 10:

Cá nhân thuộc diện phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế (bao gồm cá nhân có 2 nguồn thu nhập, người nước ngoài khi về nước, cá nhân nước ngoài thuộc diện quyết toán vắt năm), tuy nhiên không phát sinh số thuế phải nộp thì có bắt buộc phải nộp tờ khai quyết toán thuế không?

Trường hợp phải nộp nhưng cá nhân nộp muộn, tuy nhiên không phát sinh số thuế phải nộp thì có bị phạt hành chính về nộp muộn tờ khai không?

 

Trả lời câu hỏi 10:

Căn cứ tiết d.3 điểm d, khoản 6 Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN trong các trường hợp sau đây:

- Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân và không phải nộp hồ sơ miễn thuế.

- Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;

- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này.

Trường hợp NNT thuộc diện phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN nhưng nộp muộn, nộp quá thời hạn hồ sơ quyết toán thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.


 

Câu hỏi 11 :

Tháng 01/2021 công ty đã nộp 1 khoản tiền thuế TNCN vào ngân sách nhưng trong năm 2021 DN ko phát sinh khấu trừ thuế trên tờ khai khấu trừ thuế TNCN hàng tháng.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, DN phát hiện ra có tháng 4,5 DN kê khai thiếu thu nhập chịu thuế. Số tiền phát sinh này DN được bù trừ với số tiền thuế DN nộp thừa đang treo trên hệ thống thì DN có phải nộp tờ khai bổ sung cho tháng 4,5 không?

DN ko phải nộp tiền thuế bổ sung như trên thì có bị tính chậm nộp khi nộp lại tờ khai bổ sung tháng 4,5 không

 

Trả lời câu hỏi 11:

Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định thì trường hợp Doanh nghiệp của bạn sau khi tính toán lại thì tháng 4 và tháng 5 có phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì Doanh nghiệp của bạn phải khai bổ sung tờ khai thuế TNCN tháng 4 và tháng 5
Đồng thời tổng hợp số liệu đã khai bổ sung tháng 4 và tháng 5 vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 21 và Điều 25 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính thì trường hợp Doanh nghiệp có số thuế nộp thừa vào tháng 1/2021 và khai bổ sung tháng 4/2021 và tháng 5/2021 có phát sinh số thuế TNCN phải nộp, hệ thống của cơ quan thuế sẽ tự động bù trừ số thuế nộp thừa với số thuế phát sinh phải nộp trên cùng 1 nội dung kinh tế (tiểu mục).
Trường hợp, sau khi đã bù trừ theo quy định của pháp luật mà Công ty vẫn còn thừa tiền thuế thì Doanh nghiệp không bị tính tiền chậm nộp.

 
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHA TRANG KHÁNH HÒA
 
Xem thêm bài viết  CHI CỤC THUẾ NHA TRANG ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
 

Kế toán doanh nghiệp TT200

Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập chịu thuế của người lao động, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 05/KK TNCN, dịch vụ kế toán thuế TT200, dịch vụ kế toán Bình Dương TPHCM