7:30 AM - 5:30 PM

THÔNG TƯ 06/2021 : BỔ SUNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỘC HẠI VÀ LƯƠNG HƯU

  • TT200
  • Thứ năm - 29/07/2021 22:28
  • 1181 lượt xem
THÔNG TƯ 06/2021 : BỔ SUNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỘC HẠI VÀ LƯƠNG HƯU THEO Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 ĐIỀU SỐ 15, ĐIỀU 16, ĐIỀU 17, 20
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA (3)
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA (3)
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ TRỌN GÓI NHA TRANG KHÁNH HÒA
 

THÔNG TƯ 06/2021/TT-BLĐTBXH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc


Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động;
Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 

11. Sửa đổi khoản 2 Điều 15 như sau:

“2. Việc xác định thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí được thực hiện như sau:

a) Đối với người lao động đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc đang làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021:

a1) Thời gian người lao động phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (được người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả đủ tiền lương và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội) thì được tính.

a2) Thời gian người lao động được cử làm việc, đi học, hợp tác lao động mà không làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì không được tính.

a3) Thời gian người lao động đóng một lần cho thời gian còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu thì không được tính.

b) Khi xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí thì căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ủy ban dân tộc (sau đây được viết là Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC- UBDT). Đối với địa bàn mà Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT không quy định hoặc quy định hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn 0,7 nhưng thực tế người lao động đã có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại các văn bản quy định về phụ cấp khu vực trước đây thì căn cứ quy định tại các văn bản đó để xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.

Đối với người lao động có thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 thì thời gian này được tính là thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.”

 

12. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 15 như sau:

“c) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã nghỉ việc và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu thì được giải quyết hưởng lương hưu theo khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không còn thuộc diện là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) thì việc giải quyết chế độ hưu trí thực hiện theo khoản 1, khoản 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.”

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TRỌN GÓI NHA TRANG KHÁNH HÒA
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA

13. Bổ sung khoản 5 vào Điều 15 như sau:

“5. Người lao động quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bị tước quân tịch hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư này.”

14. Sửa đổi Điều 16 như sau:

“Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Việc xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây viết tắt là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP), trong đó căn cứ vào thời điểm nghỉ hưu trước tuổi của người lao động để xác định mốc tuổi theo tuổi nghỉ hưu đã được quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

 

15. Sửa đổi khoản 1 Điều 17 như sau:

“1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Ví dụ : Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

a) Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.

b) Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.

Ví dụ : Bà K làm việc trong điều kiện lao động bình thường bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2021 khi đủ 50 tuổi 5 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu bà K 50 tuổi 5 tháng (thời gian nghỉ hưu trước tuổi 55 tuổi 4 tháng là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 9% (4x2%+ 1% = 9%);

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.

Ví dụ : Ông Q sinh ngày 14/01/1967, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/11/2021 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:

- 19 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 20 đến năm thứ 34 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu, ông Q 54 tuổi 9 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi 3 tháng) là dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 75%.”

 

16. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 17 như sau:

“3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà có từ đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không theo đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi nghỉ hưu có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu thì được áp dụng quy định mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở.

4. Việc xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% được căn cứ vào thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.”

 

17. Sửa đổi khoản 5 Điều 18 như sau:

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI NHA TRANG KHÁNH HÒA
DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP/CÔNG TY NHA TRANG KHÁNH HÒA


“5. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”

 

18. Sửa đổi khổ cuối khoản 1 Điều 20 như sau:

“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

 

19. Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 20 như sau:

“3a. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.”

 

20. Sửa đổi khoản 4 Điều 20 như sau:

"4. Lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối trước khi nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí để làm cơ sở tính lương hưu.

b) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều này.

c) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối để tính lương hưu vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính theo quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội có khoảng thời gian đóng bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề cao hơn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối thì được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này (được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ : Ông P, nguyên là Giảng viên cao cấp, bắt đầu tham gia công tác từ trước năm 1995, có thời gian làm công việc có phụ cấp thâm niên nghề, có thời gian làm công việc không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Ông P nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2021, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 36 năm 6 tháng, trong đó có 32 năm được tính thâm niên nghề. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau:

- Từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2011 = 5 tháng, hệ số lương là 6,2, không có phụ cấp thâm niên;
- Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012 = 7 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 26%;
- Từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 27%;
- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 28%;
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 29%;
- Từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 30%;
- Từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2019 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên;
- Từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2020 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 31 %;
- Từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 32%;

Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu (từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2021) thấp hơn so với mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm liền kề có hưởng phụ cấp thâm niên (từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016).

Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016.”

 

21. Bổ sung khoản 6 vào Điều 20 như sau:

“6. Đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng thời gian đó người lao động không được hưởng tiền lương (được trả thù lao bằng công điểm hoặc lương thực như giáo viên mầm non, chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã,..) thì chỉ tính thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ (tỷ lệ hưởng lương hưu,...); mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được hưởng tiền lương.”
 

(Xem thêm bài viết " BỔ SUNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN THEO LUẬT BHXH")


Kế toán doanh nghiệp TT200
Địa chỉ : Đường số 1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   trợ cấp độc hại cho người lao động, trợ cấp BHXH cho người lao động, trợ cấp lương hưu cho người lao động, trợ cấp tử tuất cho người lao động, công ty tư vấn kế toán Nha Trang

Dịch vụ Kế Toán Thuế