NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG THAM GIA BHXH THÌ CÔNG TY CÓ PHẢI TRẢ THÊM LƯƠNG KHÔNG ?
1. Người lao động không tham gia BHXH bắt buộc thì công ty có phải trả thêm tiền lương?
Theo Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
- Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối tượng nào không phải tham gia BHXH bắt buộc được trả thêm tiền?
Tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định đối tượng không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN như sau:
(1) Người giúp việc gia đình;
(2) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
(3) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
(4) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
(5) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng
(6) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng
Như vậy, các đối tượng nêu trên được trả thêm một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động Việt Nam hiện nay
Mức đóng BHXH bắt buộc 2023, mức đóng BHTN 2023, mức đóng BHYT 2023 với người lao động Việt Nam như sau:
a. Người sử dụng lao động
- Bảo hiểm xã hội
+ Hưu trí : 14%
+ Ốm đau - thai sản : 3%
+ Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp : 0.5%
- Bảo hiểm thất nghiệp : 1%
- Bảo hiểm y tế : 3%
b. Người lao động
- Bảo hiểm xã hội
+ Hưu trí : 8%
- Bảo hiểm thất nghiệp : 1%
- Bảo hiểm y tế : 1.5%
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%). Theo Điều 85, 86, 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
XEM THÊM BÀI VIẾT THIẾU SÓT TRONG VIỆC KÊ KHAI HOÁ ĐƠN GTGT ĐẦU VÀO CÓ BỊ PHẠT KHÔNG
Kế toán doanh nghiệp TT200
Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200
Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: người lao động không đóng BHXH có tăng lương không, bảo hiểm xã hội của người lao động, công ty có phải đóng BHXH cho người lao động, mức đóng BHXH của người lao động, TT200 dịch vụ tư vấn kế toán doanh nghiệp