7:30 AM - 5:30 PM

TT200 - TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHA TRANG KHÁNH HOÀ

  • TT200
  • Thứ ba - 07/02/2023 09:33
  • 1930 lượt xem
Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục được thực hiện tại Cơ quan đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ cho chủ sở hữu và được tiến hành theo các bước (i) soạn hồ sơ đăng ký (ii) nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký (iii) thẩm định hồ sơ (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu.
CÔNG TY KẾ TOÁN TT200
CÔNG TY KẾ TOÁN TT200

ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT


Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục được thực hiện tại Cơ quan đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ cho chủ sở hữu và được tiến hành theo các bước (i) soạn hồ sơ đăng ký (ii) nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký (iii) thẩm định hồ sơ (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu.
 

Sở hữu trí tuệ là gì?


Sở hữu trí tuệ hay còn gọi là quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

 
 

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ?


1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
 

Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ


- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
- Bởi vì các tài sản trí tuệ là kết quả của cả quá trình tư duy, sáng tạo nên dù những tài sản này không quy ra được giá trị vật chất cụ thể nhưng lại mang lại giá trị tinh thần to lớn và cũng mang lại những giá trị lợi ích khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần.


 
image



Các tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm, bài viết, sách, bài hát, kịch bản, phần mềm, logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống vật nuôi, cây trồng,… Ứng với mỗi loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau, về cơ bản có thể chia ra làm các loại sau đây:

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp

+ Đăng ký nhãn hiệu
+ Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích
+ Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp;
+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan.

+ Đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam hay gọi đơn giản là đăng ký bản quyền tác giả
+ Đăng ký xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

– Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
 

Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất như thế nào?

Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2023 sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký, với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào.

 
image 20210715215558 3

Cụ thể như sau:

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

+ 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT);
+ 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);
+ 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
+ 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
+ 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
+ Tài liệu khác liên quan (nếu có)

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
+ Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
+ Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
+ 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

+ Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
+ Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
+ Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv

 
dich vu tu van thue nha trang khanh hoa tt200


 

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.

Địa chỉ nộp đơn đăng ký tại 03 cơ quan đăng ký như sau:

– Cục sở hữu trí tuệ:
386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.

– Cục bản quyền tác giả
Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

– Cục Trồng Trọt
Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng

Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng…vv.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót, thông báo dự định từ chối….vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.

 


XEM THÊM BÀI VIẾT THÀNH LẬP GIẤY PHÉP KINH DOANH

 
 

Kế toán doanh nghiệp TT200

Địa chỉ : Đường số 1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa
Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:   dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, công ty tư vấn sở hữu trí tuệ Nha Trang